Toyota với triết lý cũng như phương pháp cải tiến của mình, đã trở thành khuôn mẫu cho bất kỳ công ty nào muốn "bắt chước" theo và đã sẵn sàng cho hành trình chông gai để trở thành một doanh nghiệp "phát triển bền vững".
Vậy tại sao cả thế giới lại học theo Toyota? Toyota khởi đầu không phải là doanh nghiệp sản xuất ô tô, thậm chí công ty này còn có nguy cơ phải đóng cửa sau chiến tranh thế giới thứ 2, do kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hậu quả của 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng từ đống đổ nát ấy, kinh tế Nhật vực dậy thần kỳ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau hơn 30 năm.
Nếu nhìn vào sự tăng trưởng và phát triển của Toyota, như hình minh họa, sẽ thấy được hiệu quả của chương trình cải tiến khi được hiểu đúng và áp dụng. Kể từ thập niên 1970s số liệu tăng trưởng của Toyota gần như là "thần kỳ", nếu tính đến số liệu mới nhất (đến 2017) thì Toyota đã có thời điểm vươn lên thành công ty ô tô lớn nhất thế giới.
Sự phát triển của Toyota đã khiến các nhà nghiên cứu tại Mỹ trở nên thích thú và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phân tích về sự phát triển thần kỳ này. Nhưng mãi cho đến thập niên 1990s khi cuốn sách đầu tiên được xuất bản "Lean thinking" và "The machines that change the world" đã khiến Lean trở thành thứ mà mọi công ty đều muốn áp dụng. Cho đến hiện tại, những cốt lõi của chương trình này cũng được chia sẻ rộng rãi, Toyota hoàn toàn không giấu diếm, thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và áp dụng hoàn toàn được phương pháp này. Một số liệu khác cho thấy sự vượt trội của Toyota so với một gã khổng lồ khác là General Motors.
Năng suất lao động gần như cao hơn gấp đôi, điều này cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất ra một chiếc xe cạnh tranh hơn GM rất nhiều. Tuy nhiên chi phí thấp không đồng nghĩa với chất lượng kém, Toyota vẫn có những dòng xe sang trọng. Số liệu kinh doanh cho thấy sự hiệu quả của Toyota.
Sự trỗi dậy của Toyota đi cùng hệ thống cải tiến của họ. Một chương trình cải tiến chỉ thực sự hiệu quả khi nó được áp dụng một cách hoàn toàn "nghiêm túc". Bản chất TPS (Toyota Production System) cũng như là một bộ "Binh pháp Tôn Tử" về hoạt động cải tiến, thế nhưng vận dụng nó như thế nào thì thực sự không phải là dễ dàng. Tuy nhiên nếu muốn đạt được thành công như Toyota, thì không thể không học theo phương pháp này được, vì nó đã chứa đựng những cốt lõi của mọi chương trình cải tiến.
__Lean4vn___