Bạn có tự hỏi tại sao nhiều khi đề xuất ý kiến cải tiến lại nhận được rất nhiều "gạch đá" từ đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên? Bạn có biết điều này hoàn toàn là phản ứng hết sức bình thường của con người?
Khi thực hiện hay áp dụng bất cứ một hình thức, loại hình, hành động, hay sản phẩm nào mang tính cải tiến, đổi mới, người owner của cải tiến đó chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn, có thể đó là sự hoài nghi và chưa chấp nhận từ khách hàng, sự phản kháng của lực lượng lao động...
Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Con người thường có xu hướng thích sự ổn định, hạn chế sự biến động, đặc biệt là khi độ tuổi tăng lên, có thêm gia đình, có thêm nhiều gánh nặng thì mức độ "anti" lại sự thay đổi càng tăng. Tuy nhiên một thực tế hiển nhiên rằng bản chất của xã hội là vận động không ngừng và luôn có sự thay đổi, tiến lên phía trước.
Dễ dàng thấy rằng, tất cả mọi người đều mong muốn có một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn, hạnh phúc hơn, tuy nhiên khi nhận được những yêu cầu về sự thay đổi, cải tiến, đổi mới thì phản ứng tự nhiên của con người thường lại là "tôi không muốn chấp nhận sự thay đổi đó", "sự thay đổi này quá rủi ro", "điều này sẽ không có kết quả tốt"... hay nảy sinh những tâm lý và câu hỏi như "điều này sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào?", "tôi có được lợi ích gì không?".
Người thực hiện cải tiến phải hiểu được khía cạnh và phản ứng này là hoàn toàn tự nhiên đứng từ góc độ tâm lý học.
Vì vậy song hành cùng hoạt động cải tiến đổi mới, người thực hiện cải tiến phải am hiểu về hoạt động "Quản trị sự thay đổi". Để làm được điều này, có thể thực hiện theo các bí quyết sau:
Start with WHY: Bắt đầu với câu hỏi tại sao
Người cải tiến phải trả lời được các câu hỏi "Tại sao tôi phải thực hiện/ sử dụng hoạt động cải tiến này?", "Hoạt động cải tiến này mang lại lợi ích gì cho tôi?", trước tiên là để làm rõ mục tiêu, lợi ích của hoạt động cải tiến. Một trong những mô hình đặc biệt hiệu quả có thể tham khảo là Golden circle được phát triển bởi Simon Sinek, khi nghiên cứu của ông cho thấy rằng con người có xu hướng thực hiện và chấp nhận những thứ mới mẻ khi họ hiểu được lý do, chân giá trị, hay câu hỏi "WHY" - "Tại sao lại có sản phẩm này".
Tìm thấy những nhân tố sáng tạo trong đội ngũ
Kế đến người cải tiến phải tìm thấy những người "early adaptor" trong cộng đồng, đội ngũ nhân viên, đồng nghiệp. Những người này có xu hướng thích tìm kiếm và áp dụng những sự đổi mới trước tiên, một ví dụ điển hình là khi những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu công bố những version điện thoại mới hằng năm thì có một lực lượng sẵn sàng xếp hàng, thậm chí cắm trại trước đó cả hàng tuần để giành vị trí là người đầu tiên sở hữu món hàng đó. Cho nên nếu người cải tiến có thể tìm thấy những nhân tố này, có thể xem như những điều kiện cần cho hoạt động cải tiến đã được chuẩn bị đầy đủ.
Áp dụng quy trình khoa học cho hoạt động cải tiến
Có khá nhiều model về việc thực hiện các sự thay đổi như thế nào. Một trong những mô hình cực hay là mô hình 8 bước thực hiện sự thay đổi của Kotter. Đây là mô hình được rút ra thông qua việc nghiên cứu để tìm thấy một quy trình chung nhất, tối ưu nhất, mang lại hiệu quả lớn nhất khi thực hiện sự thay đổi.
___written by Lean4vn___