This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Big data và kỹ năng phân tích dữ liệu

Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng xã hội, các ứng dụng, sản phẩm dịch vụ hướng đến khách hàng ngày càng có nhiều tính năng ưu việt và khả năng cạnh tranh cao hơn.

Một trong những lợi thế sẵn có của hầu hết các doanh nghiệp đó là "data". Nhắc đến data, hầu hết chúng ta sẽ liên tưởng đến những con số khô khan không biết nói, nhưng thực tế định nghĩa chính xác cho data là "data là những gì đã xảy ra trong quá khứ và được ghi nhận lại". Data có thể được lưu trữ bằng nhiều hình thức, có thể liệt kê ra như sau:
1) Các bảng tính excel
2) Các file lưu trữ trong máy tính
3) Hồ sơ, giấy tờ, các sổ ghi chép
4) Hóa đơn, chứng từ, hợp đồng
5) Trí nhớ, kinh nghiệm từ nhân viên
6) Hình ảnh, photo
...

Để sử dụng hiệu quả nhất các "data" này, kỹ năng phân tích data (data analysis) cực kỳ quan trọng.
Thông qua phương pháp thống kê, có thể nhìn thấy được nhiều khía cạnh như:
1) Đối với khách hàng:
- Nhóm sản phẩm khách hàng ưa thích nhất
- Nhóm 20% sản phẩm đem lại 80% lợi nhuận
- Những câu hỏi thường gặp nhất
- Những hành vi mà khách hàng thường thể hiện, hoặc khách hàng mong đợi
- Nhóm khách hàng khó tính, mang lại ít lợi nhuận nhưng chi phí chăm sóc lại cao

2) Đối với quản lý hoạt động kinh doanh:
- Những hoạt động gây nhiều lãng phí nhất
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ được đo lường bằng số
- Năng suất lao động và cơ hội cải tiến
- Năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ
- ...

Yêu cầu của khách hàng ngày càng tăng, khách hàng cũng trở nên "thông thái" hơn khi có thể đánh giá, lựa chọn và luôn so sánh chất lượng, sản phẩm dịch vụ với trải nghiệm tốt nhất mà họ từng có. Việc nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của khách hàng là việc cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Mặt khác, lợi thế đến được thông qua phân tích cơ sở dữ liệu (data) của công ty là cực kỳ lớn và không thể bỏ qua trong kỷ nguyên cách mạng 4.0 như hiện nay.
Doanh nghiệp có thể phát triển năm nay, nhưng không có gì đảm bảo có thể duy trì được sự phát triển trong thời gian dài giống như thời đại trước nếu không thực sự hiểu rõ khách hàng cũng như nội bộ bên trong của mình. 
Do đó, hãy trang bị kỹ năng phân tích data, và xem như một trong những kỹ năng chiến lược cho hoạt động kinh doanh.
___written by lean4vn___

Kỹ năng phân tích dữ liệu - Big Data

Bernard Marr từng tốt nghiệp tại ĐH Cambridge (Anh) và hiện đang là CEO của Advanced Performance Institute, một tổ chức giúp các doanh nghiệp quản lý, đánh giá và nâng cao năng lực nhân viên. Bernard còn là cây viết nổi tiếng cho các tạp chí như Financial Times, CFO Magazine và Wall Street Journal và là 1 trong 100 tác giả nổi tiếng nhất trên mạng xã hội LinkedIn. Dưới đây là những chia sẻ của Bernard về Big Data.

Có thể nói chưa bao giờ các doanh nghiệp lại “khát” nhân lực về “Big Data” như hiện nay do ngày càng có nhiều công ty nhận ra được lợi ích to lớn từ việc khai thác và phân tích dữ liệu đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Đảo qua thị trường việc làm, sẽ không khó để bạn nhìn ra những mức lương hậu hĩnh với 6 con số (USD) cùng hàng tá những phụ cấp hấp dẫn khác cho công việc như “data scientist” (tạm dịch: chuyên gia dữ liệu) hay “data analyst” (phân tích dữ liệu).
“Big Data” cũng đang là từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội LinkedIn, và tất nhiên những ai đang đi đầu trong lĩnh vực này hẳn sẽ được các headhunter (chuyên gia săn đầu người) săn đón thường xuyên. Do nhu cầu tăng vọt là vậy, nên nếu bạn là người có đầu óc phân tích và khả năng xử lý dữ liệu, việc bước chân vào ngành này sớm bao nhiêu thì cơ hội thăng tiến của bạn càng lớn bấy nhiêu.
Tuy nhiên, câu hỏi nên được đặt ra là: Vậy chúng ta cần những kỹ năng gì để có thể bước chân vào lĩnh vực đang “hot” nhất hiện nay? Dưới đây là 6 kỹ năng mà các công ty thường đưa ra khi họ muốn tôi chọn giúp những ứng viên tốt nhất cho vị trí này:
1. Kỹ năng phân tích
Đây là kỹ năng rõ ràng nhất mà bạn có lẽ cũng đã hình dung đến khi nhắc tới “Big Data”. Phân tích ở đây có thể hiểu là việc chọn ra những loại dữ liệu nào có liên quan tới vấn đề mà bạn đang muốn tìm hiểu, cũng như xử lý những dữ liệu đó để đưa ra câu trả lời.
Nếu bạn là người biết đặt câu hỏi, giỏi xâu chuỗi giữa nguyên nhân và kết quả, thì kỹ năng này là vô giá khi nhiệm vụ của bạn là biến một “núi” dữ liệu về khách hàng thành một chiến lược kinh doanh cho giai đoạn sắp tới.
2. Toán học và Xác suất
Điều này chẳng có gì mới: Big Data không dành cho những ai ghét Toán. Mặc dù vẫn còn nhiều dữ liệu chưa được xử lý, nhưng đa phần những dữ liệu có sẵn hiện nay đều nằm dưới dạng những số liệu, đó là lý do tại sao Toán học và Xác suất lại có mặt ở đây.
Rõ ràng, trong sân chơi mới này, những ứng viên nào có thế mạnh về Toán học hay Xác suất sẽ có lợi thế trong việc giúp các doanh nghiệp tạo ra bước đột phá. Vì thế, đừng ngạc nhiên khi nhiều vị trí đòi hỏi ứng viên phải có bằng Master hay PhD trong các lĩnh vực nặng về toán học hay xác suất. Bạn cũng đừng “Ồ” lên khi biết rằng vị chuyên gia dữ liệu này từng được Huy chương Toán ở một cuộc thi quốc tế nào đó.
3. Kỹ năng sử dụng máy tính
Có thể nói Big Data chẳng thế tồn tại nếu không có sự trợ giúp của máy tính cá nhân. Các lập trình viên sẽ có nhiệm vụ “ra lệnh” cho chiếc máy tính xử lý dữ liệu đã thu thập được. Đây là một lĩnh vực rộng, đòi hỏi khá nhiều kỹ năng như ngôn ngữ máy (machine learning), cơ sở dữ liệu (databases) hay thuật toán đám mây (cloud computing). Những kỹ năng này gần như không thể thiếu đối với bất kỳ data scientist nào. Cụ thể hơn, bên cạnh tấm bằng PhD, bạn sẽ cần biết nhiều hơn về một loạt công nghệ mã nguồn mở như Hadoop, Python hay Pig.
4. Sự sáng tạo
Hiển nhiên là chẳng có quy định nào yêu cầu các công ty phải sử dụng dữ liệu như thế nào cho đúng. Đây là một ngành khoa học mới nổi, điều đó có nghĩa là khả năng đưa ra những phương pháp tiếp cận mới trong việc xử lý dữ liệu cũng như đưa ra các chiến lược sau cùng là hoàn toàn có thể và luôn được hoan nghênh.
Trong tương lai, sẽ ngày càng có nhiều người tham gia vào cuộc chơi Big Data, tuy nhiên, chỉ những ai với óc sáng tạo mới là những ngôi sao thực sự. Mà thực tế thì một đầu óc sáng tạo có lẽ cũngn là điều cần thiết ở bất kỳ lĩnh vực nào.
5. Kỹ năng trong kinh doanh
Suy cho cùng, các công ty đều xử lý dữ liệu để phục vụ cho mục đích kinh doanh, nhằm nâng cao doanh thu hay tăng lợi nhuận. Do đó, việc trang bị cho mình một sự hiểu biết về các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty là điều rất quan trọng đối với bất kỳ chuyên gia dữ liệu nào. Nếu bạn nghĩ cũng như các nhà khoa học khác, các chuyên gia Big Data chỉ ngồi ngày qua ngày trong phòng lab để giải quyết đống số liệu kia thì bạn đã nhầm. Thiếu đi các kiến thức thực tế về kinh doanh rất có thể sẽ khiến dữ liệu bị sử dụng sai mục đích và không mang đến kết quả kinh doanh như mong muốn.
6. Khả năng giao tiếp
Giao tiếp cũng như kỹ năng viết luôn là một phần không thể thiếu trong các yêu cầu tuyển dụng nhân sự Big Data. Một kỹ sư cần có khả năng đưa các kết quả của mình cho các thành viên khác trong nhóm cũng như cần hiểu thông điệp truyền tải một cách tức thì khi là người ra quyết định.
Một chuyên gia dữ liệu được mong đợi sẽ có khả năng biến hoá đống số liệu nhàm chán thành những hình ảnh, biểu đồ cụ thể trong các báo cáo. Hãy thử tưởng tượng mà xem, bạn có thể “đọc” được toàn bộ số liệu để đưa ra kết quả nhưng lại không thể khiến cấp trên hiểu điều đó qua bản báo cáo của mình. Hãy nhớ rằng: bạn được sếp thuê để “dịch” các dữ liệu kia thành những thông điệp hoàn chỉnh cho anh ấy.
(nguồn: Internet)

BỘ TÀI LIỆU LEAN SIX SIGMA CHO CHUYÊN GIA CẢI TIẾN


[Hơn 1.2Gb, +1000 files tài liệu gồm nhiều ebooks, ppt, xls, videos hướng dẫn thực hiện]

- Bạn có đang gặp phải thách thức với việc nâng cao năng suất, chất lượng, tiết giảm chi phí?
- Bạn có đang tìm kiếm các công cụ, phương thức giúp bạn thực hiện điều đó, nâng cao năng suất, chất lượng, tiết giảm chi phí?
- Bạn có đang triển khai phương thức cải tiến bất kỳ nhưng hiệu quả không được như mong muốn?
- Bạn có đang mong muốn cải thiện hiệu quả từ việc áp dụng các chương trình cải tiến vào trong doanh nghiệp của bạn?
- Bạn có đang gặp tình trạng mù mờ không biết nâng cao hiệu quả kinh doanh thế nào, trong khi đối thủ, khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn?
- Bạn có đang gặp vấn đề về năng suất lao động của nhân viên?
- Bạn có tự hỏi tại sao Lean Six Sigma lại được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các công ty tập đoàn lớn trên toàn thế giới?
- Bạn có muốn nghiên cứu sâu và rộng hơn về những phương thức áp dụng Lean?
- Bạn có thường xuyên nhận được phàn nàn của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của công ty?
- Bạn có gặp phải tình trạng chất lượng sản phẩm và dịch vụ của bạn ngày càng thua kém so với đối thủ?
- Bạn cảm thấy hiệu suất làm việc của nhân viên không được như mong muốn, trong khi nhân viên lại cho rằng bạn là nhà quản lý khắt khe?
Lợi nhuận trên một sản phẩm bán ra của bạn thấp so với tổng chi phí hoạt động kinh doanh?
- Bạn mong muốn hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng?
- Bạn mong muốn nâng cao lợi nhuận nhưng không ảnh hưởng nhiều đến giá bán sản phẩm?
- Bạn có mong muốn doanh nghiệp của bạn phát triển bền vững như những tập đoàn truyền thống hàng trăm năm trên thế giới?

ĐIỀU NÀY CHO THẤY DOANH NGHIỆP CỦA BẠN ĐANG Ở TRONG VÙNG GIỚI HẠN CỦA CƠ HỘI ĐỘT PHÁ VÀ RỦI RO THOÁI TRÀO, VÀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH CẢI TIẾN LÀ GIẢI PHÁP TỐI ƯU GIÚP BẠN VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN HIỆN TẠI ĐỂ PHÁT TRIỂN LÊN MỘT MỨC ĐỘ CAO HƠN, THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀY MỘT TỐT HƠN VÀ XÂY DỰNG DOANH NGHIỆP TRỞ NÊN BỀN VỮNG.
[Tip: Các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn này đều trở thành những doanh nghiệp bền vững và mạnh mẽ hơn.]
[Tip: Lean Six Sigma được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các tập đoàn toàn cầu và dường như không có giới hạn về khả năng và phạm vi ứng dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào.]

Bộ tài liệu tổng hợp nội dung phương thức cải tiến Lean Six Sigma (dung lượng 1.2Gb được sưu tầm và chọn lọc sau nhiều năm nghiên cứu và triển khai áp dụng Lean trong thực tiễn tại các doanh nghiệp) bao gồm:


1) Hệ thống Ebooks, file ppt từ các đơn vị tư vấn và áp dụng Lean nổi tiếng trên thế giới... rất phù hợp để nâng cao kiến thức cũng như tăng hiệu quả của việc triển khai thực hiện phương thức Lean Six Sigma, có thể sử dụng để làm tài liệu training, đào tạo nội bộ.



2) File đánh giá hiệu quả triển khai và áp dụng Lean theo nhiều mức độ từ đơn giản đến cấp cao giúp đánh giá đúng thực trạng, điểm mạnh điểm yếu, các cơ hội để nâng cao hiệu quả của việc triển khai và áp dụng phương thức cải tiến Lean Six Sigma

3) Các hệ chứng chỉ Lean Six Sigma, cùng file BOK (body of knowledge) giúp định hướng việc học hỏi và phát triển kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực Lean Six Sigma, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu nếu muốn lấy các chứng chỉ như Green Belt, Black Belt, Master Black Belt...




4) Tổng hợp nhiều video tham khảo trực quan sinh động, dễ nắm bắt, có thể sử dụng làm tài liệu đào tạo cho các nội dung thuộc phương thức Lean Six Sigma.




5) Áp dụng Lean bao gồm nhiều bài viết từ việc tìm hiểu khái niệm Lean là gì, lịch sử hình thành, lợi ích, cho đến các công cụ thường được sử dụng nhất. Các công cụ cải tiến cũng được đánh giá và lựa chọn thành bộ Key Tools, là các công cụ đơn giản, được áp dụng rộng rãi nhất và hiệu quả mang lại lớn và nhanh chóng nhất. Ngoài ra vẫn có một số công cụ khác để phù hợp với nhu cầu tìm hiểu và nâng cao của bạn đọc. [Riêng nội dung phần này được trình bày bằng tiếng Việt giúp bạn đọc dễ dàng tìm hiểu và triển khai áp dụng vào thực tiễn]



Bộ TÀI LIỆU LEAN SIX SIGMA chắc chắn sẽ là nguồn tài liệu tuyệt vời giúp bạn đạt được mục tiêu của mình khi đồng hành cùng phương thức cải tiến LEAN SIX SIGMA.


CONTACT POINTS
- EMAIL: billynguyen.lss@gmail.com (Mr. Long - Billy)
- PHONE: (+84) 932. 74. 64. 61

Mối quan hệ giữa cải tiến và quản trị sự thay đổi

Bạn có tự hỏi tại sao nhiều khi đề xuất ý kiến cải tiến lại nhận được rất nhiều "gạch đá" từ đồng nghiệp, bạn bè, cấp trên? Bạn có biết điều này hoàn toàn là phản ứng hết sức bình thường của con người?
Image result for change resistance
Khi thực hiện hay áp dụng bất cứ một hình thức, loại hình, hành động, hay sản phẩm nào mang tính cải tiến, đổi mới, người owner của cải tiến đó chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn, có thể đó là sự hoài nghi và chưa chấp nhận từ khách hàng, sự phản kháng của lực lượng lao động...
Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Con người thường có xu hướng thích sự ổn định, hạn chế sự biến động, đặc biệt là khi độ tuổi tăng lên, có thêm gia đình, có thêm nhiều gánh nặng thì mức độ "anti" lại sự thay đổi càng tăng. Tuy nhiên một thực tế hiển nhiên rằng bản chất của xã hội là vận động không ngừng và luôn có sự thay đổi, tiến lên phía trước.
Dễ dàng thấy rằng, tất cả mọi người đều mong muốn có một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn, hạnh phúc hơn, tuy nhiên khi nhận được những yêu cầu về sự thay đổi, cải tiến, đổi mới thì phản ứng tự nhiên của con người thường lại là "tôi không muốn chấp nhận sự thay đổi đó", "sự thay đổi này quá rủi ro", "điều này sẽ không có kết quả tốt"... hay nảy sinh những tâm lý và câu hỏi như "điều này sẽ ảnh hưởng đến tôi như thế nào?", "tôi có được lợi ích gì không?".
Người thực hiện cải tiến phải hiểu được khía cạnh và phản ứng này là hoàn toàn tự nhiên đứng từ góc độ tâm lý học. 
Related image

Vì vậy song hành cùng hoạt động cải tiến đổi mới, người thực hiện cải tiến phải am hiểu về hoạt động "Quản trị sự thay đổi". Để làm được điều này, có thể thực hiện theo các bí quyết sau:
Start with WHY: Bắt đầu với câu hỏi tại sao
Người cải tiến phải trả lời được các câu hỏi "Tại sao tôi phải thực hiện/ sử dụng hoạt động cải tiến này?", "Hoạt động cải tiến này mang lại lợi ích gì cho tôi?", trước tiên là để làm rõ mục tiêu, lợi ích của hoạt động cải tiến. Một trong những mô hình đặc biệt hiệu quả có thể tham khảo là Golden circle được phát triển bởi Simon Sinek, khi nghiên cứu của ông cho thấy rằng con người có xu hướng thực hiện và chấp nhận những thứ mới mẻ khi họ hiểu được lý do, chân giá trị, hay câu hỏi "WHY" - "Tại sao lại có sản phẩm này".

Tìm thấy những nhân tố sáng tạo trong đội ngũ
Kế đến người cải tiến phải tìm thấy những người "early adaptor" trong cộng đồng, đội ngũ nhân viên, đồng nghiệp. Những người này có xu hướng thích tìm kiếm và áp dụng những sự đổi mới trước tiên, một ví dụ điển hình là khi những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu công bố những version điện thoại mới hằng năm thì có một lực lượng sẵn sàng xếp hàng, thậm chí cắm trại trước đó cả hàng tuần để giành vị trí là người đầu tiên sở hữu món hàng đó. Cho nên nếu người cải tiến có thể tìm thấy những nhân tố này, có thể xem như những điều kiện cần cho hoạt động cải tiến đã được chuẩn bị đầy đủ.

Áp dụng quy trình khoa học cho hoạt động cải tiến
Có khá nhiều model về việc thực hiện các sự thay đổi như thế nào. Một trong những mô hình cực hay là mô hình 8 bước thực hiện sự thay đổi của Kotter. Đây là mô hình được rút ra thông qua việc nghiên cứu để tìm thấy một quy trình chung nhất, tối ưu nhất, mang lại hiệu quả lớn nhất khi thực hiện sự thay đổi.
___written by Lean4vn___

Lean và Toyota - Mô hình khuôn mẫu cho hoạt động cải tiến

Toyota với triết lý cũng như phương pháp cải tiến của mình, đã trở thành khuôn mẫu cho bất kỳ công ty nào muốn "bắt chước" theo và đã sẵn sàng cho hành trình chông gai để trở thành một doanh nghiệp "phát triển bền vững".
Vậy tại sao cả thế giới lại học theo Toyota? Toyota khởi đầu không phải là doanh nghiệp sản xuất ô tô, thậm chí công ty này còn có nguy cơ phải đóng cửa sau chiến tranh thế giới thứ 2, do kinh tế Nhật Bản bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hậu quả của 2 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Thế nhưng từ đống đổ nát ấy, kinh tế Nhật vực dậy thần kỳ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau hơn 30 năm.
Nếu nhìn vào sự tăng trưởng và phát triển của Toyota, như hình minh họa, sẽ thấy được hiệu quả của chương trình cải tiến khi được hiểu đúng và áp dụng. Kể từ thập niên 1970s số liệu tăng trưởng của Toyota gần như là "thần kỳ", nếu tính đến số liệu mới nhất (đến 2017) thì Toyota đã có thời điểm vươn lên thành công ty ô tô lớn nhất thế giới.

Sự phát triển của Toyota đã khiến các nhà nghiên cứu tại Mỹ trở nên thích thú và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và phân tích về sự phát triển thần kỳ này. Nhưng mãi cho đến thập niên 1990s khi cuốn sách đầu tiên được xuất bản "Lean thinking" và "The machines that change the world" đã khiến Lean trở thành thứ mà mọi công ty đều muốn áp dụng. Cho đến hiện tại, những cốt lõi của chương trình này cũng được chia sẻ rộng rãi, Toyota hoàn toàn không giấu diếm, thế nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và áp dụng hoàn toàn được phương pháp này. Một số liệu khác cho thấy sự vượt trội của Toyota so với một gã khổng lồ khác là General Motors.
Năng suất lao động gần như cao hơn gấp đôi, điều này cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất ra một chiếc xe cạnh tranh hơn GM rất nhiều. Tuy nhiên chi phí thấp không đồng nghĩa với chất lượng kém, Toyota vẫn có những dòng xe sang trọng. Số liệu kinh doanh cho thấy sự hiệu quả của Toyota.
Sự trỗi dậy của Toyota đi cùng hệ thống cải tiến của họ. Một chương trình cải tiến chỉ thực sự hiệu quả khi nó được áp dụng một cách hoàn toàn "nghiêm túc". Bản chất TPS (Toyota Production System) cũng như là một bộ "Binh pháp Tôn Tử" về hoạt động cải tiến, thế nhưng vận dụng nó như thế nào thì thực sự không phải là dễ dàng. Tuy nhiên nếu muốn đạt được thành công như Toyota, thì không thể không học theo phương pháp này được, vì nó đã chứa đựng những cốt lõi của mọi chương trình cải tiến.
__Lean4vn___


Xu hướng công nghệ cho hoạt động đổi mới (Technology trend)

Với sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ như hiện nay, theo tạp chí Forbes một số xu hướng công nghệ (technology trend) sau đây sẽ là xu hướng trong năm 2018 cũng như tương lai gần.
Trend 1: Dữ liệu hóa và quản trị data
Không gì có thể thể hiện thực tế (the fact) tốt hơn là data, thế nên việc thu thập, phân tích và rút ra các kết luận từ data ngày càng trở nên quan trọng. Các hành vi của người tiêu dùng, sở thích thị hiếu của người dùng, mức độ hiệu quả, hài lòng về một sản phẩm, tất cả đều có thể được data hóa cũng như phân tích được. Trong doanh nghiệp thì dựa trên phân tích data có thể phát hiện được rất nhiều lãng phí (bao gồm lãng phí hệ thống và lãng phí do quản trị), từ đó có thể có nhiều giải pháp cải tiến hiệu quả.
Image result for big data

Trend 2: The Internet of Things (IoT)
IoT, đã trở thành xu hướng một vài năm trở lại đây và sẽ còn tiếp tục là xu hướng trong tương lai phía trước, khi tất cả đều có thể được kết nối internet và điều khiển thông qua một trung tâm xử lý, khả dĩ nhất chính là smart phone. Thử tưởng tượng quản lý nhân viên, công việc, dự án, tài sản, nhà cửa, an ninh... đều có thể kiểm soát và thực hiện thông qua chiếc điện thoại. Rất nhiều manual works sẽ dần biến mất với sự trợ giúp của IoT.
Image result for iot
Trend 3: The incredible rise of artificial intelligence (AI)
Trí thông minh nhân tạo, khi máy móc dần trở nên thông minh hơn con người, máy móc không biết mệt mỏi, không có cảm xúc và không dễ gây nên sai số như con người. Mức độ Repeatability & reproducebility của máy móc hiển nhiên cao hơn con người rất nhiều. Thử tưởng tượng một nhà máy có thể tự động vận hành hoàn toàn với trí thông minh nhân tạo, hiển nhiên chi phí sẽ thấp hơn cũng như chất lượng sản phẩm thì ổn định hơn. Mặc dù trong 5, 10 năm nữa điều này chưa thể trở thành hiện thực ngay lập tức, nhưng đó là xu hướng tát yếu trong tương lai xa, vì vậy AI hiển nhiên (must be) phải nằm trong kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp, hay là cá nhân.
Image result for ai
Trend 4: Blockchain sẽ được đề cập trong một bài viết khác
___written by Lean4vn___

Các bước thực hiện Value stream mapping

Value stream mapping là công cụ đắc lực nhất của bất kỳ Kaizener nào. Có lẽ không có công nào có thể thể hiện hầu hết mọi vấn đề đang tồn tại, những cơ hội có thể nắm bắt để cải tiến một quy trình, một sản phẩm, thậm chí là toàn bộ hoạt động của một doanh nghiệp.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của Value stream mapping đó là đây là công cụ cực kỳ đơn giản, dễ thực hiện, không cần tốn quá nhiều thời gian để đào tạo hay học về nó, nhưng khi áp dụng nó vào hoạt động cải tiến của doanh nghiệp thì hiệu quả mang lại thực sự rất lớn. Bạn có biết, tất cả mọi quy trình, mọi business đều có thể sử dụng Value Stream mapping để phân tích được hiện trạng, những bottle neck, những cơ hội và thậm chí là trending của cả một business.
Tuy nhiên cũng như bất kỳ công cụ nào khác, để có thể đạt được hiệu quả cao nhất thì đòi hỏi phải có thời gian thực hành, luyện tập với nó, cũng như người nghệ sỹ đánh đàn mất nhiều năm để thành thạo, người đầu bếp cũng mất nhiều năm mới có thể nấu được những món ngon nhất.


Image result for value stream mapping
Để thực hiện một value stream mapping, đòi hỏi người triển khai phải đạt được một số yêu cầu thực hiện như sau:
1) Sự cam kết và tham gia của lãnh đạo công ty: một quy trình không thể thiếu sự tham gia của người quan trọng nhất, cũng là người có quyền quyết định lớn nhất của công ty, vì có thể một vài ý tưởng xuất sắc có thể nảy sinh mà người chủ công ty không nên bỏ lỡ.
2) Sự tham gia của tất cả departments: một business process phải hiểu là một quy trình bắt đầu từ một customer demand, đến khi hình thành một customer order, một product để thỏa mãn demand và order đấy, một kế hoạch sản xuất, thực hiện sản xuất, lưu trữ, phân phối, bán hàng, marketing, quản lý và đo lường thị hiếu khách hàng... các chương trình cải tiến triển khai cục bộ thường chỉ mang lại hiệu quả và lợi ích tức thời, tuy nhiên để luôn giữ được vị thế của mình thì việc thực hiện một study chi tiết để có tầm nhìn đúng đắn cũng như kế hoạch cải tiến phù hợp là vô cùng quan trọng.
Image result for value stream mapping workshop
3) Triển khai thực hiện: hiển nhiên value stream mapping là đơn giản, tuy nhiên để việc triển khai nó đạt hiệu quả cao nhất thì trước đó phải có một vài chương trình training cung cấp cho lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như những người tham gia awareness và basic knowledge nhất định. Các chương trình đào tạo này chỉ hiệu quả nếu như nó được định hướng đến việc hướng dẫn tất cả mọi người đều có thể nắm bắt và thực hiện value stream mapping.
4) Confront the brutal facts: một trong những khó khăn thuộc về bản năng của con người đó là sự sợ hãi, đặc biệt là những sai lầm của mình. Mặc dù thực tế không có một ai là hoàn hảo, thậm chí là cả những phần mềm, hệ điều hành máy tính được cả hàng ngàn bộ óc IQ cực cao, phát triển cả 1/4 thế kỷ nay vẫn còn đầy lỗi, thế nhưng sự sợ hãi vẫn luôn tồn tại. Vai trò lãnh đạo cao nhất rất quan trọng để giúp tất cả nhân viên tham gia cởi bỏ được bottle neck về tâm lý này. Và ngay cả người lãnh đạo cao nhất cũng phải có sự "lắng nghe" để tiếp thu và đối mặt với những sự thật này.
Image result for confront the brutal facts
5) Thinking out of box: suy nghĩ đột phá cực kỳ quan trọng, cứ 100 người thì có 4 người thuộc nhóm "early adaptor", nhóm những người này cực kỳ sáng tạo, luôn hướng đến những cái mới. Nếu biết tận dụng ưu điểm này thì lãnh đạo công ty hoàn toàn có thể có được những ý tưởng xuất sắc nhất. Như ý tưởng về chiếc điện thoại cảm ứng không có bàn phím đã từng được trình bày với giới lãnh đạo cấp cao của Nokia, tuy nhiên ý tưởng này lập tức bị gạt đi để rồi chỉ vài năm sau Apple đã từ chính ý tưởng bị gạt đi đó để trở thành tập đoàn giá trị nhất thế giới.
6) Việc quan trọng thì phải thực hiện ngay lập tức: không nên trì hoãn việc áp dụng value stream mapping để phân tích business process của công ty mình, từ đó có những định hướng đúng đắn cho kế hoạch đổi mới trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Image result for not delay
___written by Lean4vn___

Làm thế nào để hoạt động cải tiến hướng đến phát triển bền vững?


Tại sao 90% công ty áp dụng các chương trình đổi mới đều thất bại hoặc đạt kết quả không như mong muốn?
Con số này không phải chỉ riêng cho một quốc gia hay một ngành nghề cụ thể, mà gần như là một con số chung cho tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động. Chỉ có một số ít công ty khi áp dụng các chương trình cải tiến đạt được hiệu quả như mong muốn, có thể kể đến như Toyota, GE, Boeing, những doanh nghiệp này có lịch sử hình thành và kinh nghiệm cải tiến lâu đời.Một số công ty tập đoàn khác đạt được khá nhiều lợi ích về mặt kinh tế, tuy nhiên sau đó lại tạo ra rất nhiều vấn đề mà không thể giải quyết nổi, những ví dụ này cũng không phải ít, điển hình là Motorola, nơi khai sinh của hệ thống Six sigma, tuy nhiên hiện tại đã bán mình cho gã khổng lồ Google. Còn rất nhiều công ty khác chưa áp dụng, hoặc mới bắt đầu áp dụng các hoạt động cải tiến nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn, để rồi phải đóng cửa công ty, kết thúc hoạt động kinh doanh, số lượng công ty này không hề nhỏ, số công ty dừng hoạt động sau 5 năm phải đến hơn 50%.
 Image result for lean fail
Vậy làm thế nào để đánh giá hoạt động cải tiến của công ty?
Nếu một doanh nghiệp mà không có bất kỳ hoạt động nào thuộc về quản trị đổi mới, hoặc cải tiến, thì chắc chắn doanh nghiệp đó đang sống dựa trên thương hiệu quá khứ, hoặc đang phát triển organic trên 1 trending nào đó của thị trường. Những doanh nghiệp này bắt buộc phải xây dựng cho mình một chương trình cải tiến trước tiên.
Nếu doanh nghiệp đã triển khai hoạt động cải tiến đổi mới, thì làm thế nào để đánh giá hiệu quả của hoạt động đổi mới đó. Nếu chỉ áp dụng rập khuôn bất kỳ chương trình cải tiến nào mà không hiểu được các nguyên tắc cốt lõi của nó thì việc áp dụng chắc chắn chỉ mang lại hiệu quả tức thời hoặc mang tính hình thức. 
Một trong những yếu tố được quan tâm khi triển khai cải tiến cũng như đánh giá hiệu quả của hoạt động cải tiến có thể dựa trên mức độ tập trung các hoạt động cải tiến của công ty vào một trong hai yếu tố, Process (quy trình) và People (con người). 
Một công ty quá tập trung vào process mà bỏ qua yếu tố con người, điểm dễ nhận thấy là các chương trình cải tiến thường tập trung rất nhiều vào phần “cost”, chi phí, tiết kiệm. Trong khi một công ty quá tập trung vào People (con người) thì hầu như mức độ hài lòng của nhân viên rất cao, nhưng khi sau một thời gian hoạt động thì quy trình trở nên lạc hậu so với đối thủ và dần trở nên yếu thế, không thể cạnh tranh nổi, ví dụ cho các trường hợp này thì rất nhiều, sự phá sản của Kodax, sự nổi lên của các công ty như Uber, Grab, Airbnb…
Để đảm bảo hoạt động đổi mới và cải tiến hướng đến sự phát triển bền vững, một trong cơ sở đánh giá đơn giản nhất đó là sự cân bằng giữa các hoạt động cải tiến hướng về Process & People. Có thể đánh giá theo đồ thị sau đây.

Một công ty đạt được sự cân bằng lý tưởng về Process và People, có khả năng thích ứng với sự thay đổi cực cao, có đội ngũ nhân sự kỷ luật, linh hoạt, có sự liên kết giữa lãnh đạo cao nhất của công ty cũng như tầng lớp nhân viên bên dưới (cân bằng top-to-bottom & bottom up), có quy trình kinh doanh (business process) cạnh tranh, linh hoạt và dễ dàng thay đổi để thích ứng với sự thay đổi về thị hiếu cũng như yêu cầu ngày càng cao và khác nhau của khách hàng. 
Về quan điểm triết học phương Đông, sự cân bằng giữa People & Process giống như sự cân bằng giữa Âm và Dương, bất kỳ sự thái quá hay thiên lệch nào cũng đều dẫn đến kết quả không như ý. 
Nếu một chương trình cải tiến không đạt được sự cân bằng này thì chắc chắn chưa thể là một chương trình thực sự hoàn chỉnh và có hiệu quả lâu dài. 
___Written by lean4vn___